Kích thước trụ Implant là 1 trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của quá trình cấy ghép implant. Vì vậy khi chọn trụ răng ngoài việc lựa chọn thiết kế, tính năng và thương hiệu thì chúng ta còn phải xem xét về kích thước. Vậy đối với kích thước trụ implant nên lựa chọn thế nào? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.
Trồng implant là phương pháp trồng răng hiện đại tiên tiến nhất hiện nay giúp người mất răng cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ tối ưu. Thành phần quan trọng giúp sức cho hiệu quả lớn lao này chính là những chiếc trụ implant với vai trò là chân răng giả.
Khi chọn trụ implant người ta có thể lựa chọn theo kinh phí, theo thương hiệu hoặc thời gian tích hợp. Xong ngoài những yếu tố này thì người trồng răng implant còn chọn trụ dựa trên kích thước.
Kích thước trụ implant có sự đa dạng, phong phú do nhu cầu sử dụng đa dạng
Kích thước trụ implant hiện nay khá đa dạng với đường kính có thể dao động từ 2 - 6mm cho độ dày đường kính và 8 - 16mm đối với chiều dài implant.
Trong đó trụ implant thường sẽ có đường kính từ 3 - 6mm, chiều dài từ 8 - 16mm, trụ implant mini có đường kính 2 - 3mm, dài từ 8 - 12mm.
Đây là thông số kích thước tiêu chuẩn đối với trụ implant và các hãng sẽ dựa trên yêu cầu này để thiết kế sản xuất. Mỗi người có kích thước cung hàm khác nhau, mỗi hãng cũng có thị trường mà mình nhắm đến chính vì vậy mà trụ implant hiện nay cũng có đa dạng kích thước để lựa chọn.
Khi muốn lựa chọn kích thước trụ implant sử dụng thì bác sĩ cùng bệnh nhân không thể tự lựa chọn qua loa theo ý muốn mà phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Đây là những thành phần ảnh hưởng quyết định đến việc cấy ghép implant thành công như là:
Hệ thống cung hàm và răng của mỗi chúng ta có cấu tạo đặc biệt, mỗi vị trí răng có kích thước, hình dạng khác nhau. Chính vì vậy mà khi phục hình trồng răng implant cho các vị trí khác nhau cần phải lưu ý lựa chọn kích thước phù hợp.
Trụ implant cấy ghép vào xương hàm sẽ cần có kích thước tương ứng với kích thước xương ổ răng và răng phục hình. Nếu chân răng giả quá to hoặc quá bé sẽ ảnh hưởng đến xương, răng bên cạnh, không đủ độ ổn định vững chãi trong xương hàm.
Ngoài ra vì đặc thù cấu trúc mạch máu ở hai hàm có sự khác biệt nên các chuyên gia thường ưu tiên lựa chọn riêng. Hàm trên thường lựa chọn trụ implant kích cỡ lớn, hàm dưới sử dụng trụ implant nhỏ hơn để không ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh quan trọng.
Vị trí mất răng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước trụ implant
Tình trạng xương hàm bao gồm thể tích xương, mật độ xương của mỗi người sẽ có sự khác biệt. Chưa kể khi bệnh nhân mất răng sau khoảng một thời gian xương hàm sẽ bị tiêu đi ít nhiều.
Trong khi đó, trụ implant phục hình cần phải cấy ghép trực tiếp vào xương nên nếu điều kiện xương hàm không đạt cũng sẽ ảnh hưởng. Lúc này tuỳ vào tình trạng sức khoẻ xương hàm của bệnh nhân bác sĩ có thể lựa chọn cấy ghép xương hoặc sử dụng các loại implant kích thước nhỏ.
Lựa chọn kích thước trụ implant khi trồng răng còn bị chi phối bởi số lượng trụ implant cấy ghép. Đây là trường hợp phổ biến cho những bệnh nhân cấy ghép implant toàn hàm theo phương pháp All on 4 hay All on 6.
Trong đó nếu lựa chọn All on 4 thì thông thường trụ implant sẽ có kích thước tương đối lớn để tăng khả năng chịu lực. Ngược lại trụ implant trong kỹ thuật All on 6 sẽ có kích thước thanh mảnh hơn giúp phân bố đều lực để nâng đỡ toàn bộ cung hàm.
Số trụ implant cấy ghép cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước trụ
Đối với người chuẩn bị trồng răng implant phục hình răng nhưng chưa biết dựa vào đâu để đánh giá lựa chọn kích thước trụ implant thì có thể căn cứ theo:
Răng hàm lớn, răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa có kích thước chân và thân răng khác nhau nên khi phục hình sẽ cần sử dụng trụ khác nhau. Răng hàm lớn sẽ cần trụ implant có kích thước to dài để có thể vừa vặn với cấu tạo xương ổ răng, ổn định trong xương hàm.
Đặc biệt răng hàm lớn còn là vị trí đảm nhận vai trò ăn nhai chính nên tính ổn định, chịu lực phải được chu toàn. Ngược lại với vị trí răng cửa có diện tích xương nhỏ hơn, vị trí này cũng yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ nên trụ implant cần dùng nên có kích thước tinh tế hơn.
Xem thêm:
Tiêu chí lựa chọn kích thước trụ implant là vị trí phục hình, phác đồ điều trị
Bên cạnh tiêu chí lựa chọn kích thước implant theo vị trí sử dụng thì bạn cũng có thể xem xét dựa trên phác đồ điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra chụp phim và xác định độ rộng và độ sâu khoảng trống của ổ răng, vị trí mạch máu, dây thần kinh, xoang hàm,... cùng điều kiện sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị trồng răng thích hợp.
Ở đây bác sĩ không chỉ đề xuất về kích thước của trụ implant mà còn có kiểu dáng của trụ để tương xứng với vị trí trồng răng. Song song đó, nếu bệnh nhân rơi vào các trường hợp không đủ điều kiện để cấy ghép implant thì bác sĩ cũng khuyến khích sử dụng các biện pháp xử lý hoặc dùng implant nhỏ hơn.
Đây là tình huống phổ biến ở các bệnh nhân mất răng toàn hàm khi độ tuổi trung niên. Bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn bệnh nhân một trong hai phác đồ là ghép xương hoặc sử dụng implant mini để hỗ trợ. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An.
Tham khảo: Trồng răng implant toàn hàm giá bao nhiêu
Trên đây là những thông tin chia sẻ về việc nên lựa chọn kích thước trụ implant như thế nào khi trồng răng và những tiêu chí để lựa chọn. Hy vọng qua những chia sẻ mà Thành An vừa gửi đến đã giúp bạn có thêm nhiều dữ liệu hữu ích cho mình để có thể trồng răng implant an toàn, hiệu quả.
ĐĂNG KÝ
ĐẶT LỊCH HẸN
Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!