Vấn đề về khớp cắn có lẽ không còn quá xa lạ trong chúng ta khi cứ 100 người thì thường gặp 60 người mắc các bệnh lý như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược răng cửa hàm trên,…hay gọi chung lại đó là sai lệch khớp cắn. Vậy lệch khớp cắn là gì? Nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Ảnh hưởng của nó tới sức khỏe răng miệng như thế nào?

Báo giá niềng răng mới nhất [MM/YYYY]

20 khách hàng đầu tiên các quyền lợi:

Trả góp 0% lãi suất 10 - 12 tháng

Miễn phí chụp phim kiểm tra tình trạng

Tặng 02 khay duy trì sau niềng

Tư vấn 100% bởi Bác sĩ đại học Y Hà Nội

Để lại thông tin để nhận báo giá mới nhất!

Hơn 5.000 khách hàng đã tháo niềng thành công và giới thiệu khách hàng mới!

Loading

Lệch khớp cắn được xem là một bệnh lý răng miệng được khuyến cáo nên được khắc phục sớm vì có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thực tế lệch khớp cắn là gì? Có bao nhiêu loại và những ảnh hưởng của nó ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể nhận biết và xử lý đúng đắn kịp thời.

1. Lệch khớp cắn là gì?

Lệch khớp cắn là một bệnh lý của răng miệng được xác định khi tình trạng hai hàm sai lệch không cân đối theo tỉ lệ thông thường. Hàm trên hàm dưới có sự sai lệch mất hài hòa ảnh hưởng đến việc ăn nhai, vệ sinh hay thẩm mỹ.

lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là tình trạng sai lệch vị trí của hai hàm

Khớp cắn lệch có thể ở mức nhẹ hoặc nặng và nguyên nhân thường gặp là do bẩm sinh hoặc do thói quen xấu trong sinh hoạt. Ngoài đánh giá theo mức độ nặng nhẹ việc khớp cắn sai lệch còn được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, việc khắc phục cũng có nhiều khác biệt.

2. Có bao nhiêu loại khớp cắn lệch?

Khớp cắn sai lệch hiện nay được phân loại thành các dạng phổ biến như sau:

  • Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là một loại hình khớp cắn sai mà ở đây răng hàm trên sẽ đưa về phía trước quá nhiều. Tình trạng này còn được gọi là hô vẩu, môi trên cũng bị chìa ra, khi thả lỏng cơ mặt môi cũng không thể khép chặt trong nhiều trường hợp.

  • Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược là trường hợp răng hàm dưới chìa ra quá nhiều, răng hàm trên bị quặp vào bên trong còn được gọi là móm, vẩu ngược. Khi nhìn nghiêng khuôn mặt sẽ có hiện tượng bị gãy, mất cân đối, giao tiếp phát âm bị ảnh hưởng.

Lệch Khớp Cắn

Các vấn đề răng sai lệch khớp cắn thường gặp

  • Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là tình trạng khi các răng trên khung hàm mọc lệch lạc theo từng nhóm không theo một quy tắc nào. Khuôn mặt cũng bị mất cân đối, thiếu sự hài hòa do sự ảnh hưởng từ răng hàm mọc lệch.

  •  Khớp cắn hở

Phần trên và phần dưới của răng hàm sẽ tạo thành một khoảng trống ở nhóm răng cửa mặt dù đóng chặt răng. Nhiều trường hợp còn thấy cả lưỡi bên trong ngay khi miệng ở trạng thái nghỉ.

Lệch Khớp Cắn

  • Khớp cắn đối đỉnh

Đây là một trường hợp những tưởng là bình thường xong cũng là một trường hợp sai khớp cắn. Khớp cắn đối đỉnh là khi răng hàm trên có thể chạm đỉnh răng hàm dưới khi không hoạt động.

Nó được xem là một hiện tượng nguy hiểm và là một tình trạng khớp cắn ngược dạng nhẹ. Ở trạng thái khớp cắn bình thường thì hàm trên sẽ nhích nhẹ về phía trước hàm dưới một ít dưới 2mm.

3. Dấu hiệu nhận biết răng bị sai khớp cắn là gì?

Sai lệch khớp cắn tùy mức độ nặng nhẹ và phân loại sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Trong trường hợp sai lệch mức độ nặng thì biểu hiện rất dễ dàng nhận biết ở ngay trên khuôn mặt.

  • Khuôn mặt không đối xứng thiếu đi sự hài hòa, phần miệng nhô về phía trước nhiều lệch khỏi đường tiêu chuẩn đối với tình trạng hô vẩu

  • Khi nhìn vào góc nghiêng khuôn mặt như bị gãy với tình trạng móm khớp cắn ngược

  • Nhai thức ăn gặp khó khăn, dễ cắn vào lưỡi, hai bên má, không thể đóng chặt răng, phát âm gặp trở ngại cũng là những biểu hiện

  • Nhiều trường hợp nhai thức ăn bị đau nhiều do ảnh hưởng đến khớp thái dương

  • Kiểm tra tình trạng hai hàm răng thấy bất đối xứng, răng xô lệch theo cụm khác biệt so với người bình thường

Lệch Khớp Cắn

So sánh khớp cắn để nhận biết tình trạng lệch khớp cắn dễ hơn

Các trường hợp sai khớp cắn nặng thường rất dễ nhận biết, còn các trường hợp nhẹ thường rất ít được quan tâm và bị bỏ qua. Bạn có thể đến thăm khám tại các bệnh viện nha khoa uy tín để xác định tình trạng của mình để xem mức độ ảnh hưởng có nghiêm trọng và có cần khắc phục không.

4. Nguyên nhân nào khiến răng bị lệch khớp cắn?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị khớp cắn sai chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh, di truyền. Bên cạnh nguyên nhân này một phần còn lại là do thói quen xấu của bệnh nhân và các tình huống mất răng sữa sớm dẫn đến răng mọc sai lệch.

Các thói quen xấu khi còn bé như ngậm ti giả, ngậm tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ngủ nghiêng, chống cằm, nhai thức ăn cứng một bên,... cũng là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng xấu đến khớp cắn.

Lệch Khớp Cắn

Nguyên nhân lệch khớp cắn có thể do bẩm sinh hoặc thói quen xấu

Khớp cắn sai còn có thể là do sự phát triển bất thường của một trong hai hàm, dẫn đến sự mất cân đối của khung hàm. Nhưng đây là việc khớp cắn lệch do hàm chứ không phải do răng và việc khắc phục sẽ có phần khó khăn hơn.

Tham khảo thêm:

Niềng răng trả góp ở Hà Nội

Nên niềng răng ở đâu uy tín ở Hà Nội

5. Răng bị lệch khớp cắn có những tác hại gì?

Tác hại của răng bị lệch khớp cắn có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Răng lệch, sai khớp tiêu chuẩn đặc biệt là các trường hợp nặng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Khuôn mặt bị che lấp đi vẻ đẹp vốn có, mất đi sự hài hòa chỉ còn lại sự mất hài hòa cứng ngắc.

Điều này ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân, đến việc giao tiếp và cuộc sống của họ. Vì lẽ đó mà chúng ta cần nhận biết tình trạng này càng sớm càng tốt để có thể điều chỉnh sớm lấy lại vẻ đẹp tự nhiên.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe khả năng ăn nhai

Việc sai khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người bệnh. Theo đó việc ăn nhai gặp khó khăn, nhiều trường hợp đau nhức ảnh hưởng đến xương hàm, má, hay các bộ phận khác và đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Lệch Khớp Cắn

Lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ và sức khỏe của bệnh nhân

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

“Cái răng cái tóc là góc con người” vậy nên răng khấp khểnh không đồng đều không chỉ làm mất tự tin của chúng ta về sau còn trực tiếp nguy hại đến chúng. Khi ở trạng thái bất thường này răng dễ bị tổn thương hơn, chưa kể việc vệ sinh cũng gặp khó khăn, dễ bị sâu răng hay các bệnh lý khác.

  • Ảnh hưởng đến việc giao tiếp

Lệch Khớp Cắn

Bạn nghĩ rằng việc khớp cắn lệch ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp ư? Điều này cũng đúng nhưng ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà ta đang nói đến ở đây là ảnh hưởng trực tiếp theo đúng nghĩa đen.

Răng sai lệch khấp khểnh ảnh hưởng đến khả năng phát âm khiến chúng ta bị nói lắp, nói ngọng nói đớt. Việc phát âm không chuẩn sẽ là rào cản giao tiếp, thậm chí cản trở con đường tương lai do hạn chế ở nhiều nghề nghiệp.

6. Các phương pháp điều trị sai khớp cắn hiệu quả

Căn cứ vào tình trạng lệch khớp cắn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp. Hiện nay 3 phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong việc điều trị sai lệch trong khớp cắn có thể kể đến như:

6.1. Phương pháp niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha không còn quá xa lạ với những bệnh nhân gặp vấn đề về khớp cắn sai lệch. Biện pháp này có thể giải quyết hầu hết các tình trạng khớp cắn sai do răng vô cùng hiệu quả, an toàn lấy lại sức khỏe và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Lệch Khớp Cắn

Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn lệch về đúng vị trí

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám xác định mức độ tình trạng sai lệch trong khớp cắn của bệnh nhân để đưa ra phác đồ cũng như đề xuất phương pháp niềng phù hợp. Với các trường hợp nhẹ thì niềng răng sẽ diễn ra nhanh hơn và có nhiều lựa chọn hơn.

Nếu tình trạng sai lệch nặng phức tạp hơn thì niềng răng có mắc cài vẫn là “chân ái” để chúng ta lựa chọn. Các phương pháp này tùy độ tuổi, mức độ, phương pháp niềng răng mà thời gian niềng có thể từ 6 tháng đến 3 năm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Trung Tiệp - Giám đốc Nha khoa Thành An.

6.2. Phương pháp phẫu thuật hàm

Nếu việc sai khớp cắn của bạn là do xương hàm gây nên thì niềng răng sẽ không thể điều chỉnh lại được khớp cắn mà phải cần đến phẫu thuật. Do niềng răng là phương pháp khắc phục khớp cắn sai do răng gây nên mà không do xương.

Lệch Khớp Cắn

Nhiều trường hợp lệch khớp do xương hàm cần phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ cần nhiều chi phí, đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, máy móc công nghệ hiện đại để hỗ trợ. So với niềng răng thì việc phẫu thuật nhiều rủi ro hơn nên cần thiết lựa chọn đơn vị uy tín chất lượng để thực hiện.

Nếu trường hợp sai lệch khớp cắn do cả răng và hàm thì cần kết hợp cả hai biện pháp trên để điều trị dứt điểm.

6.3. Phương pháp bọc sứ

Đây là phương pháp khắc phục lệch khớp cắn nhanh hiệu quả và tiết kiệm nhất trong số 3 phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp khớp cắn sai lệch nhẹ, thường là ở cụm răng cửa.

Lệch Khớp Cắn

Bọc sứ cũng là một phương pháp hỗ trợ khớp cắn lệch nhẹ

Phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật của bệnh nhân và bọc sứ thẩm mỹ để khắc phục hiện tượng khấp khểnh của răng. Dù nhanh, tiết kiệm nhưng hiện nay các chuyên gia không khuyến khích lựa chọn phương pháp này.

Do việc tác động răng thật, làm răng yếu giảm tuổi thọ, nhạy cảm hơn và hơn thế là không thể hỗ trợ trong các trường hợp trung bình đến nặng.

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về tình trạng lệch khớp cắn phổ biến mà nhiều người thường gặp phải hiện nay. Qua bài viết này ắt hẳn bạn đã hiểu thêm về những ảnh hưởng mà việc khớp cắn sai có thể ảnh hưởng cũng như có thể phát hiện sớm và khắc phục nhanh nhất để giúp ích cho mình.

doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn