Mewing là các bài tập giúp điều chỉnh tư thế và những đường nét trên khuôn mặt. Nếu tập Mewing sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và để lại hậu quả khó lường. Vậy dấu hiệu và tác hại của Mewing sai cách là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

I. Tác hại của tập Mewing sai cách 

Chúng ta đều biết, xương hàm được cấu tạo từ xương và các sụn nhỏ. Xương và sụn nhỏ này có thể thay đổi do các thói quen hàng ngày như nhai sai, hít thở không đúng,… khiến khuôn mặt bị mất cân đối. 

Để cải thiện, khắc phục tình trạng này, người ta thường áp dụng các bài tập Mewing - dùng lực đẩy của lưỡi. Tuy nhiên, nếu tập Mewing sai cách thì sẽ để lại những tác hại và hậu quả sau.

mewing-sai-cach

Tác hại và hậu quả của Mewing sai cách là rất nhiều, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe 

  • Hai má phát triển không đều, lệch cơ mặt và phát sinh các vấn đề về hô hấp, nuốt.
  • Vùng dưới cằm yếu hơn, thường xuyên bị đau cơ cổ sau khi ngủ dậy. Tình trạng này thường xảy ra với những người có cằm lệch bẩm sinh.
  • Quầng thâm mắt rộng hơn và mức độ thâm cũng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. 
  • Tập Mewing sai còn gây đau răng, đau hàm do các răng siết chặt nhau, không có khoảng cách nhỏ giữa các răng. 
  • Các khuyết điểm trên mặt không những không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng. 
  • Gây áp lực lên vòm họng, ảnh hưởng tới sọ mặt và cấu trúc gương mặt. Đây là hậu quả Mewing sai cách nặng nề nhất. 

Tìm hiểu thêm 

Cách mewing mặt lệch đúng cách

Mewing cho cằm lẹm

II. Liệt kê dấu hiệu tập Mewing sai mà bạn thường gặp phải

Việc nhận biết các dấu hiệu tập Mewing sai là rất quan trọng. Nếu trong quá trình Mewing có các dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đã tập sai cách, cần thay đổi, điều chỉnh “ngay và luôn”. 

dau-hieu-tap-mewing-sai-cach

Dấu hiệu tập Mewing sai cách là không ngậm môi, hai hàm không chạm nhau và thở bằng miệng

  • Thở bằng miệng mà không phải bằng mũi. Đây là thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương và mô trong miệng mà còn tác động đến sức khỏe tổng thể.
  • Thở mà không dùng cơ hoành, tức là thở mà bụng không phình to khi hít vào và rút lại khi thở ra như sinh lý bình thường. 
  • Dùng lực răng quá mạnh, nghiến chặt răng và gây sức ép lên hàm. Điều này khiến bạn bị đau răng, hàm trong và sau khi tập Mewing.
  • Chỉ đặt đầu lưỡi mà không đặt toàn bộ lưỡi lên vòm miệng nên không mang lại hiệu quả như mong muốn. 
  • Tập Mewing không đều đặn, kiên trì. 

III. Tổng hợp lỗi thường gặp khi tập Mewing 

Để phòng tránh các tác hại của Mewing sai cách thì bạn cần nắm rõ các lỗi thường gặp trong quá trình tập Mewing. 

3.1. Không khép răng

Đây là lỗi cơ bản và thường gặp nhất khi tập Mewing. Bạn cần nhớ, hai hàm răng phải luôn chạm vào nhau để xương không bị tụt xuống. Nếu hai hàm răng không chạm tức là bạn đã Mewing sai cách. 

3.2. Cắn răng quá chặt

Đây là lỗi ngược lại với lỗi vừa nói trên, tức là bạn cắn răng, nghiến răng quá chặt khi tập Mewing. Việc này vô tình gây sức ép lên hàm, khiến hàm bị đau và mỏi. Đồng thời, khi cắn răng quá chặt còn gây mòn răng, suy yếu lớp men răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

3.3. Lưỡi không dàn đều trên đỉnh hàm trên

Mewing đúng là khi bề mặt lưỡi được tiếp xúc tối đa trên đỉnh hàm trên. Tuy nhiên, một số người lại chỉ đặt phần đầu lưỡi trên đỉnh hàm, còn phần thân giữa lưỡi lại không được dâng cao. Đây cũng chính là một trong những lỗi cơ bản của Mewing sai cách.

hau-qua-mewing-sai-cach

Mewing sai cách là khi bề mặt lưỡi không được dàn đều trên đỉnh hàm trên 

3.4. Lưỡi chạm răng trong quá trình tập

Khi tập Mewing, lưỡi chỉ được chạm vào đỉnh hàm trên, không được chạm vào răng. Nếu mắc lỗi này, đặc biệt là lưỡi chạm vào răng cửa thì sẽ khiến răng bị đẩy ra ngoài, dẫn đến hô (vẩu). 

3.5. Không ngậm miệng (môi) khi tập

Rất nhiều người khi tập Mewing mà không ngậm môi lại, dẫn đến tình trạng thở bằng miệng mà không phải bằng mũi như đã nói ở trên. Nếu thường xuyên mắc lỗi này khi Mewing thì sẽ khiến môi trên bị kéo lên, hàm dưới bị hở ra, khuôn mặt trở nên mất cân đối.

3.6. Không giữ vững tư thế thân trên

Một lỗi thường gặp khác khi Mewing sai cách là thân trên không được giữ vững, lưng không thẳng và tầm mắt thay đổi liên tục. Với tư thế này thì lưỡi khó có thể dâng cao để chạm vào đỉnh hàm trên tối đa. Thay vào đó là lưỡi bị thụt sâu vào trong. 

IV. Khắc phục tập Mewing sai cách như thế nào?

Để khắc phục Mewing sai cách cũng như mang lại hiệu quả cao nhất, bạn có thể áp dụng các hướng dẫn bên dưới.

tac-hai-cau-mewing-sai-cach

Tư thế tập Mewing đúng là thẳng người, hai môi ngậm lại, hai hàm chạm nhau, hít thở bằng mũi, lưỡi dàn đều trên vòm họng 

  • Thả lỏng cơ thể nhưng đảm bảo tư thế ngồi lưng thẳng, mắt nhìn về trước.
  • Hai môi ngậm lại, hai hàm chạm nhau, lưỡi đẩy lên vòm họng nhưng phải cách răng cửa tối thiểu 1cm, tuyệt đối không chạm lưỡi vào răng cửa.
  • Khi đưa lưỡi lên vòm họng, hãy phát âm chữ N và R để lưỡi được dâng cao và tiếp xúc với vòm họng tối đa.
  • Luôn luôn thở bằng mũi trong suốt quá trình tập Mewing. Tuyệt đối không thở bằng miệng vì thở bằng miệng là đã tập Mewing sai.
  • Giữ nguyên tư thế tập ít nhất trong 1 phút. Khuôn mặt và hàm phải luôn được giữ thẳng. 

Ngoài ra, nếu bị đau hàm trong thời gian đầu mới tập thì không hẳn là do hậu quả của Mewing sai cách, mà đây là hiện tượng bình thường, sẽ hết dần sau đó. Bạn cần kiên trì luyện tập trong thời gian dài thì cảm giác đau mới thuyên giảm và mang lại gương mặt hài hòa, cân đối.

Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu của Mewing sai cách cùng những tác hại, hậu quả khó lường. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có thể luyện tập đúng cách, từ đó cải thiện triệt để các khiếm khuyết trên khuôn mặt của mình. 

THÀNH AN - PHÒNG KHÁM NHA KHOA THẨM MỸ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI THỰC TÂM VÌ VẺ ĐẸP BỀN VỮNG 


Chuyên sâu về dịch vụ niềng răng chỉnh nha (răng hô/ răng khấp khểnh/răng móm/ răng thưa…), trồng răng Implant (1 cái/ toàn hàm all on 4, all on 6,..) nhổ răng khôn, răng sứ thẩm mỹ,...

☎  Hotline: 0963.309.066 - 0988.622.996

✔️ Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

✔️ Fanpage: fb.com/nhakhoathanhan

✔️ Youtube: youtube.com/@nhakhoathanhan3196
doctor

ĐĂNG KÝ

ĐẶT LỊCH HẸN

Khám cùng Dr. Phan Tiệp để nhận tư vấn cụ thể tình trạng của bạn!

Loading

Copyright © 2021 nhakhoathanhan.vn